Soạn bài Ra-Ma buộc tội hay nhất
Soạn bài Ra-Ma buộc tội 1
Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!
________________________________________
Trang trước
Trang sau
________________________________________
Soạn bài Ra-Ma buộc tội
Soạn bài Ra-Ma buộc tội (siêungắn)
Soạn bài Ra-Ma buộc tội (ngắnnhất)
Soạn bài Ra-Ma buộc tội (cựcngắn)
Tóm tắt Ra-Ma buộc tội
Tóm tắt
Sử thi Ra-ma-yan-na kể về câuchuyện tại vương quốc Kô-sa-la, có hoàng tử Ra-ma lên ngôi vì tài, đức vua chaDa-xa-ra-tha định nhường ngôi nhưng vì lời hứa với người vợ thứ nên đã đàyRa-ma vào rừng và trao ngôi cho Bha-ra-ta con của Ka-kê-i. Ra-ma cùng vợ Xi-tavà em trai Lắc-ma-na sống ẩn dật trong rừng. Qủy vương Ra-va-na lập kế cướpXi-ta về làm vợ, nhưng bị nàng kịch liệt chống cự. Nàng được tướng khỉHa-nu-man cứu thoát nhưng Ra-ma lại nghi ngờ tiết hạnh của nàng.
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu ... "chịuđựng được lâu"): Lời buộc tội của Ra-ma
- Phần 2 (còn lại): Sự đáp lạibằng hành động và lời nói của Xi-ta
Câu 1 (trang 59 sgk ngữ văn 10tập 1)
a, ý đúng: D
b, Hoàn cảnh tác động tới tâmtrạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:
+ Ra-ma ở với tư cách chồng, tư cách đứcvua, người anh hùng buộc Ra-ma dù yêu thương vợ vẫn phải giữ bổn phận ngườiđứng đầu cộng đồng.
+ Thấy vợ với khuôn mặt bông sen đứng trướcmặt lòng Ra-ma đau như cắt
+ Sợ tai tiếng, chàng nói với nàng những lờilạnh nhạt
+ Những lời chàng nói không phải nỗi lòngsâu kín của nàng.
- Xi-ta với tư cách là vợ Ra-ma,hoàng hậu của trăm dân:
+ Xi-ta như muốn giấu mình đi vì xấu hổ
+ Nàng khiêm nhường trước Ra-ma
+ Nàng muốn tự chôn vùi hình hài, thể xáccủa mình, nàng xót xa, tủi hẹn
- Nỗi đau của Xi-ta là nỗi đauđánh mất danh dự của con người trước cộng đồng
- Xi-ta thay đổi cách xưng hô từthân mật tới xa cách: chàng – thiếp, Đức vua, Người- ta
- Xi ta bước vào ngọn lửa cầuxin thần lửa bảo vệ và chứng minh cho tấm lòng trong sạch của nàng.
Câu 2 (trang 60 sgk ngữ văn 10tập 1)
a, Đáp án A
Tuyên bố giao tranh với quỷRa-va-na để cứu Xi-ta vì danh dự của chàng bị xúc phạm (Ta làm điều đó vì nhânphẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫylừng của ta)
b, Đáp án C
Để giữ danh dự của dòng tộc caoquý, Ra-ma chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân (Người đã sinh trưởng trong mộtgia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻkhác, đơn giản vì mụ ta là vật để yêu thương)
+ Chàng cũng không chịu được khi nghĩ tớiviệc Xi-ta “bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na”, từ ghen tuông thànhngờ vực
c, Những từ ngữ lặp lại tronglời nói của Ra-ma chứng tỏ tâm trạng của chàng:
+ Ra- ma thẳng thắn, dứt khoát trong lời nóicủa bản thân
Câu 3 (trang 60 sgk ngữ văn 10tập 1)
Sự khác biệt giữa tư cách đứchạnh của Xi-ta với những loại phụ nữ tầm thường, thấp kém
- Tùy thuộc vào số mệnh củanàng, quyền lực của kẻ khác trong kiểm soát của nàng
+ Điều nằm trong tầm kiểm soát của Xi-ta: đểthần lửa chứng minh cho tấm lòng thủy chung, sự dũng cảm, và tấm lòng trinhbạch của nàng.
+ Phụ thuộc vào kẻ khác: cái thân thiếp đây
- Vai trò của thần A-nhi trongvăn hóa Ấn Độ:
+ Thần tượng trưng cho sự bất tử, sự hiệnsinh, cai quản cõi người trong văn hóa Ấn Độ
+ Lời cầu khấn của Xi-ta chứng tỏ nàng tintưởng vị thần Lửa, tin vào sự che chở, minh chứng
+ Thần lửa quan trọng trong tâm thức, tínngưỡng của người Ấn Độ, vị thần tối cao, mang lại sức mạnh siêu nhiên
Câu 4 (trang 60 sgk ngữ văn 10tập 1)
Thái độ của công chúng:
+ Khiến cho dân chúng xúc động, đau xót ( ainấy, già trẻ đau lòng đứt ruột xem Gia-na-ki đứng trong giàn hỏa)
+ Các phụ nữ bật lên tiếng khóc thảm thương
+ Các loài Rắc-xa-na lẫn Ra-na-ra khóc vangtrời.
(Nguồn: https://vietjack.com/soan-van-lop-10/ra-ma-buoc-toi.jsp)
Soạn bài Ra-Ma buộc tội 2
Soạn bài Ra-ma buộc tội - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 1 bài Ra – ma buộc tội(trích ra –ma – ya – na – sử thi ấn độ). Câu 1. Sau khi chiến thắng, Ra-ma vàXi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”.
Video hướng dẫn giải
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Tóm tắt
Bố cục
ND chính
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 59 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
a.
D. Tất cả những đối tượng trên.
b.
- Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:
+ Ra-ma vừa với tư cách cá nhân, vừa với tư cách xãhội, chàng vừa yêu thương lại xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phậngương mẫu của một đức vua anh hùng. “ Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen vớinhững cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưngvì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác...”. Thựcchất những lời chàng nói không hoàn toàn chân thực,, không phải những lời sâukín trong lòng.
- Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Xi-ta:
+ Xi-ta “như muốn giấu mình đi vì xấu hổ”, rồi “ khiêmnhường đứng trước Ra – ma”, “nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác củamình”. Nàng xót xa, tủi hẹn. Hơn thế, đó là nỗi khổ đau mất đi danh dự của mộtcon người trước cộng đồng.
+ Lúc đầu, Xi-ta xưng hô là “chàng” – “thiếp” rất thânmật, riêng tư nhưng sau đó là quan hệ xã hội “Hỡi Đức vua!... Người..”.
+ Sau đó, nàng quyết định chứng minh tấm lòng trongsạch của mình: “Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy. Chồngchị không hài lòng về chị, chàng đã ruồng rẫy chị trước mặt mọi người. Giờ thìchị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa.” . Và Xi-ta đã bước vảo ngọn lửa và cầuxin thần lửa bảo vệ để minh chứng cho lòng trong sạch của mình.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Câu 2 (trang 59 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
a.
A. Danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra - va - nadám cướp vợ của chàng.
=> Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì việc chàng giaotranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để cứu Xi-ta là vì danh dự của chàng bịxúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ chàng. “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta,để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếngtăm của ta’’. Ra-ma cũng thẳng thừng bảo với Xi-ta rằng : “Chẳng phải vì nàngmà ta đánh thắng kẻ thù’’.
b.
C. Cả hai lí do trên
Ra-ma tuyênbố từ bỏ Xi-ta bởi vì, chàng nói : “Người đã sinh trưởng trong một gia đình caoquý có thể nào lại thấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giảnchỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương ?’’. Đây là vấn đề danh dự. Danh dự khôngthể cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với người khác.Tuy nhiên, ngoài vấn đề danh dự, trong lòng Ra-ma còn trỗi lên tình cảm ghentuông nữa. Sự ghen tuông dày vò Ra-ma. Chàng không thể chịu nổi khi nghĩ đếnviệc “nàng (Xi-ta) đã bị quấy nhiễu ở trong vạt áo của Ra-va-na, đôi mắt tộilỗi của hắn đã hau háu nhìn khắp người nàng’’. Từ sự ghen tuông, Ra-ma đã ngờvực sự trong trắng của Xi-ta : “Thấy nàng yêu kiều xinh đẹp, lại có được nàngtrong nhà hắn, Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu.
c.
- Ra – ma nhấn đi, nhấn lại sự rõ ràng, dứt khoáttrong những lời nói của mình (“phải biết chắc điều này...”, “Ta nói rõ cho nànghay, chẳng chút quanh co, ngập ngừng...”. Chàng hiểu sâu sắc vai trò của chàngcũng như các khuôn mẫu của xã hội để dân chúng noi theo. Do đó, dù rất đau khổvà thương yêu vợ của mình, Ra-ma vẫn phải giữ trọn bổn phận: trước mặt mọingười, chàng nén lòng để nói “những lời gay gắt khó tả”, những lời “tàn nhẫnchưa từng có” dù cho những lời ấy có thể làm tổn thương đến Xi-ta, anh em, bạnhữu của chàng (“nàng có thế để tâm đến…Vi-phi-sa-na cũng được”). Bên cạnh đó,ta càng thấy có gì lúng túng, bối rối, không đành nơi chàng.
d.
- Khi Xi-ta bước lên giàn lửa: Ra-ma cũng chịu đựngthử thách ghê gớm, chàng cố nén đau thương vì danh dự của một đức vua anh hùng.
- Nỗi đau đớn và sự kìm nén khiến Ra-ma trông thậtđáng sợ: chẳng có ai trong đám bạn hữu dám nói gì với Ra-ma, hoặc nhìn vàochàng; lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần Chết và Ra-ma vẫn kiềm chế đượcbản thân, mặc cho Xi-ta bước lên giàn lửa Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuốngđất.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Câu 3 (trang 60 SGK Ngữ văn 10 tậ 1)
- Sự khác biệt giữa tư cách, đứa hạnh của nàng và loạiphụ nữ tầm thường, thấp kém
- Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh củanàng, vào quyền lực của kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng:
+ Điều tùy thuộc vào quyền lực của kẻ khác
+ Điều trong vòng kiểm soát của nàng:
Nàng chọn để ngọn lửa chứng minh cho phẩm tiết thủychung của mình, đó là sự dũng cảm của một tấm lòng trinh bạch.
- Vai trò của thần A – nhi trong văn hóa Ấn Độ:
+ Là vị thần tượng trưng cho sự bất tử, cai quản cõingười trong văn hóa Ấn Độ. Vị thần tượng tương cho sự hiện sinh, không bao giờlụi tàn, được nhân dân tin tưởng và tôn thờ.
+ Lời cầu khấn của Xi-ta cho thấy nàng đã tin tưởng vịthần Lửa với niềm tin thần sẽ che chở và chứng minh có tấm lòng của nàng. Quađây, chúng ta cũng biết vị thần A – nhi có vị trí quan trọng trong tâm thứcngười dân Ấn Độ - đó là vị thần tối cao, mang sức mạnh siêu nhiên.
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Thái độ của công chúng trước cảnh Xi –ta bước vào lửa:
+ “Các phụ nữ bật ra tiếng khóc thảm thương. Cả loàiRắc – sa –xa lẫn loài Va –na – ra cùng kêu khóc vang trời”: công chúng vô cùngđau xót, thương cảm cho Xi –ta. Có lẽ họ cũng muốn giúp nàng Xi –ta nhưng lạikhông thể hành động.
- Cảnh Xi –ta bước vào lửa khiến em thấy cảm phục bởisự dũng cảm của nàng.
Xem thêm:
Soạn bài Ra-ma buộc tội siêu ngắn
Soạn bài Ra-ma buộc tội (Chi tiết)
Tác giả, tác phẩm: Ra-ma buộc tội
Văn mẫu: Ra-ma buộc tội (Hay nhất)
Tóm tắt
Sau chiếnthắng, Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta. Chàng nổi cơn ghen dữ dội. Dù thấyđôi mắt đẫm lệ của Xi-ta, lòng Ra-ma như dao cắt nhưng sợ tai tiếng nên chàngvẫn buông những lời xúc phạm nàng. Xi-ta đau đớn như cây dây leo bị vòi voiquật nát. Nàng lấy tư cách của mình ra thề, rồi giải thích, thanh minh trongtiếng nức nở nghẹn ngào nhưng không lay chuyển được Ra-ma. Cuối cùng, nàng đànhchứng minh phẩm hạnh, lòng thuỷ chung của mình trước mọi người bằng cách dũngcảm bước lên giàn lửa. Tất thảy mọi người, kể cả loài Rắc-sa-xa và Va-na-racùng bật lên tiếng khóc vang trời trước cảnh tượng đau đớn đó.
Bố cục
Video hướng dẫn giải
Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (Từ đầu...“Ra-va-na đâu có chịu được lâu”):Cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng của Ra-ma.
- Phần 2 (Còn lại): Tự khẳng định mình và diễn biếntâm trạng của Xi-ta.
ND chính
Video hướng dẫn giải
Đoạn trích Ra-ma buộc tội đặt các nhân vật vào tình thếthử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chấtcon người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với yêu quỷ để giành lại người vợyêu quý nhưng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anhhùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lí tưởng xứng đáng với Ra-ma, Xi-tacũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thủychung.
(Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-ra-ma-buoc-toi-ngan-gon-trich-ra-ma-ya-na-su-thi-an-do-c37a32048.html)
Soạn bài Ra-Ma buộc tội 3
Ra-ma buộc tội (trích sử thiRa-ma-ya-na)
Ấn Độ / Lớp 10 » Khuyết danh Ấn Độ
☆☆☆☆☆74.29
Chia sẻ trên Facebook
Văn mẫu
Soạn bài: Ra-ma buộc tội
Nội dung
Gia-na-ki[1] khiêm nhường đứng trướcRa-ma. Ra-ma nói: “Hỡi phu nhân cao quý! Ta đưa nàng tới đây sau khi đã đánhbại kẻ thù. Ta đã làm tất cả bằng khả năng của mình. Ta đã trả thù kẻ lăng nhụcta và cơn giận của ta đã hả. Ngày hôm nay, ai nấy đều đã được chứng kiến tàinghệ của ta. Ta đã làm tròn lời hứa, và giờ đây không còn gì vướng mắc vớichính mình. Nàng đã bị gã Rắc-sa-xa[2] tâm địa xảo trá bắt cóc khi vắng mặt ta,đó là do số phận nàng xui nên, nhưng ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống. Kẻnào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra để trả thù là kẻtầm thường. Ngày hôm nay, việc chàng Ha-nu-man hảo hán vượt biển cả đã kết thúcthành công; việc đốt phá lan-ka và những kì tích khác đã đem lại vinh quang.Ngày hôm nay, tài nghệ và những lời khuyên sáng suốt của Vi-phi-sa-na[3] đãhoàn toàn được chứng tỏ; cả những cố gắng của chàng cũng thành công tốt đẹp,chàng đã từ bỏ người anh bất hảo của mình, ủng hộ đại nghĩa của ta và nương tựavào ta”.
Nghe những lời đó, Gia-na-ki mở trònđôi mắt đẫm lệ. Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóngđứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàngbèn nói với nàng, trước mặt những người khác: “Để trả thù sự lăng nhục, ta đãlàm những gì mà một con người phải làm: ta đã tiêu diệt Ra-va-na. Cũng như đạiđạo sĩ A-ga-xti-a nhờ công sám hối, khổ hạnh đã giải thoát cho các xứ phươngNam khỏi nỗi kinh khiếp đối với In-van và Va-ta-pi[4], ta cũng giải thoát chocõi thế gian này khỏi mối lo sợ Ra-va-na.
Phải biết chắc điều này: chẳng phải vìnàng mà ta đánh thắng kẻ thù với sự giúp đõ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhânphẩm của ta, để xoá bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫylừng tiếng tăm của ta. Ta làm điều đó chính là để chứng tỏ ta không thuộc vềmột gia đình bình thường. Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưulại trong nhà một kẻ xa lạ. Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trôngthấy nàng, ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng đối với người bị đau mắt.Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu tuỳ nàng, ta không ưng có nàng nữa.Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy một người vợtừng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương?Nàng đã bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na, đôi mắt tội lỗi của hắnđã hau háu nhìn khắp người nàng, vậy làm sao ta có thể nhận nàng về khi nghĩtới gia đình cao quý đã sinh ra ta?
Nay mục đích cứu nàng đã đạt được rồi,ta không cần đến nàng nữa. Nàng muốn đi đâu tuỳ ý. Hỡi phu nhân cao quý! Ta nóirõ cho nàng hay, chẳng chút quanh co, ngập ngừng: nàng có thể để tâm đếnLắc-ma-na, Bha-ra-ta, Xa-tru-na[5], Xu-gri-va[6], hay nếu nàng thích, nàng cóthể đi theo Vi-phi-sa-na cũng được...
Thấy nàng yêu kiều xinh đẹp, lại cóđược nàng trong nhà hắn, Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu”.
Nghe những lời giận dữ đó của Ra-ma, Gia-na-kiđau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát. Nghe những lờitố cáo chưa từng có, trước mặt đông đủ mọi người, Gia-na-ki xấu hổ cho số kiếpcủa nàng. Nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình. Mỗi lời nói củaRa-ma xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên. Nước mắt nàng đổ ra như suối.Lấy tà áo lau nước mắt, rồi bằng giọng nghẹn ngào, nức nở, nàng nói: “Cớ saochàng lại dùng những lời lẽ gay gắt khó tả như vậy đối với thiếp, giống như mộtkẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn? Thiếp đâu phải là người như chàngtưởng! Thiếp có thể lấy tư cách của mình ra mà thề, hãy tin vào danh dự củathiếp. Suy từ hành vi của loại phụ nữ thấp hèn, chàng đã ngờ vực tất cả giớiphụ nữ, nhưng như thế đâu có phải. Nếu chàng có hiểu biết thiếp chút đỉnh thìxin hãy từ bỏ mối ngờ vực không căn cứ đó đi.
Chàng xem, Ra-va-na đã đụng tới thiếpkhi mà thiếp đang chết ngất đi, làm thế nào tránh được? Vế điều đó, chỉ có sốmệnh của thiếp là đáng bị chê trách, nhưng những gì nằm trong vòng kiểm soátcủa thiếp, tức trái tim thiếp đây, là thuộc về chàng.
Thiếp có thể làm gì với cái thân thiếpđây, bởi nó có thể phụ thuộc vào kẻ khác, khi thiếp hoàn toàn ở dưới quyền lựccủa hắn. Thiếp còn gì là thanh danh, nếu như chàng vẫn chưa hiểu được thiếp qautình yêu của thiếp và qua tiếp xúc với tâm hồn của thiếp. Hồi chàng pháiHa-nu-man[7] tới dò tin tức về thiếp, cớ sao chàng không gửi cho thiếp lời nhắnnhủ chàng từ bỏ thiếp? Nếu thế thì thiếp đã kết liễu đời mình ngay trước mặtchàng Va-na-ra[8] đó rồi. Mà sự thể đã như vậy, thì chàng chẳng cần phải mạohiểm để có thể nguy hại đến thân mình; và các bạn hữu của chàng đã khỏi phảichịu đựng những phiền muộn, đau khổ. Hỡi đức vua! Như một người thấp hèn bị cơngiận giày vò, Người đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường. Tên thiếp làGia-na-ki, bởi vì thiếp có liên quan đến lễ tế sinh của nhà vua Gia-na-ka chứkhông phải vì thiếp sinh ra trong gia đình đó; chỉ có nữ thần Đất là mẹ củathiếp thôi. Vì không thể suy xét cho đúng đắn, chàng đã không hiểu được bảnchất của thiếp. Chàng không nghĩ đến vì sao hồi còn thanh niên chàng đã cướithiếp. Tình yêu của thiếp, lòng trung thành của thiếp nay xem ra hoàn toàn vôích!”
Nói dứt lời, Gia-na-ka oà khóc. Nàngnói với Lắc-ma-na lúc này đang buồn bã và suy nghĩ ủ ê: “Hỡi Lắc-ma-na, em hãychuẩn bị cho chị một giàn hoả thiêu. Với nông nỗi đáng buồn hiện nay, đó làphương thức duy nhất cho chị. Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạcnhư vậy. Chồng chị không hài lòng về chị, chàng đã ruồng rẫy chị trước mặt mọingười. Giờ thì chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa”.
Cố nén cơn giận, Lắc-ma-na nhìn Ra-ma,và qua nét mặt, cử chỉ của người anh, Lắc-ma-na đoán được động cơ của anh.Chàng chuẩn bị một giàn hoả thiêu cho Xi-ta.
Vào lúc đó, chẳng có ai trong đám bạnhữu dám nói gì với Ra-ma, hoặc nhìn vào chàng; lúc đó nom chàng khủng khiếp nhưthần Chết vậy.
Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất,Xi-ta lượn quanh chàng rồi bước tới giàn lửa. Sau khi cúi lạy chư thần, đấngBra-ma[9], nàng thứa với thần Lửa A-nhi[10]: “Nếu con trước sau một lòng một dạvới ra-ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con. Ra-ma đã coi một phụ nữtrinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A-nhi phùhộ cho con”.
Nói dứt lời, Gia-na-ki lượn quanh giànthiêu rồi dũng cảm bước vào ngọn lửa. Ai nấy, già cũng như trẻ, đau lòng đứtruột xem nàng Gia-na-ki đứng trong giàn hoả. Trước mặt mọi người, trang tuyệtsắc giai nhân đó nạp mình cho lửa. Các bậc thánh, các chư thần nhìn Gia-na-ki bướcvào lửa, chẳng khác một lễ vật trong lễ tế sinh.
Thấy nàng như vậy, như một thiên thầnbị đuổi khỏi trời do một thần chú nguyền rủa, các phụ nữ bật tiếng khóc thảmthương. Cả loài Rắc-sa-xa lẫn loài Va0na-ra cùng kêu khóc vang trời trước cảnhtượng đó.
[1] Gia-na-ki: một tên khác của Xi-ta,gọi theo tên nhà vua Gia-na-ka. Khi cày đất chuẩn bị cho lễ tế sinh, vuaGia-na-ka thấy một bé gái xinh đẹp trên luống cày liền mang về nuôi, đặt tên làXi-ta (có nghĩa Luống cày). Xi-ta chính là con của nữ thần Đất Mẹ Pri-thi-vi.
[2] Rắc-sa-xa: một loài yêu quỷ.Ra-va-na, kẻ bắt cóc Xi-ta, là vua của yêu quỷ Rắc-sa-xa sống trên đảo Lan-ka.
[3] Vi-phi-sa-na: em trai của Ra-va-na.Khuyên Ra-va-na trả Xi-ta lại cho Ra-ma không được, Vi-phi-sa-na đã từ bỏ ngườianh tội lỗi của mình sang chiến đấu bên phe của Ra-ma. Sau khi tiêu diệtRa-va-na, Ra-ma đưa Vi-phi-sa-na lên ngôi cai trị đảo Lan-ka.
[4] In-van và Va-ta-pi là hai anh emyêu quỷ độc ác thường ăn thịt các tu sĩ Bà La Môn. Chúng bị đạo sĩ A-ga-xti-atiêu diệt.
[5] Xa-tru-na: em của Ra-ma (cũng nhưBha-ra-ta, Lắc-ma-na).
[6] Xu-gri-va: vua của loài khỉVa-na-ra sống ở núi rừng trên cao nguyên Đê-can, miền Nam Ấn Độ.
[7] Ha-nu-man: một tướng tài ba, dũngcảm của loài khỉ Va-na-ra.
[8] Chàng Va-na-ra: ở đây chỉ Ha-nu-man.
[9] Bra-ma: thần Sáng tạo, một trong bavị thần tối cao của đạo Bà La Môn.
[10] A-nhi: thần Lửa, rất quan trọngtrong văn hoá Ấn Độ. Trong lễ hiến tế, con người dâng lễ vật trên giàn lửa,A-nhi đóng vai trò trung gian giữa con người và các vị thần. Trong hôn lễ, côdâu và chú rễ đi vòng quanh lửa thiêng bảy vòng, thần A-nhi làm chứng cho sựthề nguyền thuỷ chung suốt đời của họ. Thần Lửa có mặt ở khắp mọi nơi, biết tấtcả mọi hành động tốt, xấu mà con người đã làm, nên nghi lễ thử lửa được tin làcó thể kiểm chứng đức hạnh người ta. Lửa còn có sức mạnh thanh tẩy. Hoả táng lànghi lễ tang ma của Ấn Độ được xem như lễ tế sinh cuối cùng mà người chết dângmình như một lễ vật cho thần linh.
Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra là hai sửthi Ấn Độ nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng, lâu bền trong văn học, văn hoákhông những của dân tộc Ấn mà còn của nhiều nước Đông Nam Á. Ra-ma-ya-na hìnhthành vào khoảng thế kỉ III trước Công nguyên, được bổ sung, chau chuốt bởinhiều thế hệ tu sĩ – thi nhân và đạt đến hình thức hoàn thiện cuối cùng nhờ đạosĩ Van-mi-ki. Tác phẩm bao gồm 24000 câu thơ đôi (một câu thơ đôi gồm hai dòngthơ).
Ra-ma-ya-na là câu chuyện kể về nhữngkì tích của Ra-ma, hoàng tử trưởng của nhà vua Đa-xa-ra-tha muốn truyền ngôibáu cho Ra-ma, thì do lòng đố kị, thứ phi Ka-kê-i nhắc lại một ân huệ cũ, buộcnhà vua đày ải Ra-ma vào rừng 14 năm, trao vương quốc cho con trai bà làBha-ra-ta. Ra-ma vâng lệnh. Vợ chàng, Xi-ta, cùng người em trai thân thiết nhấtcủa chàng, Lắc-ma-na, tình nguyện theo Ra-ma chịu lưu đày. Khi thời hạn lưu đàysắp hết thì xảy ra một tai biến lớn. Quỷ Ra-va-na đã dùng mưu bắt cóc Xi-ta,cuốn nàng trong vạt áo, bay về đảo Lan-ka. Mất Xi-ta, Ra-ma đau buồn khôn xiết.Trên đường đi tìm Xi-ta, Ra-ma gặp và giúp đỡ vua khỉ Xu-gri-va chống lại ngườianh trai bất công, giành lại vợ và vương quốc. Do đó, chàng được vua khỉXu-gri-va, tướng khỉ Ha-nu-man cùng đoàn quân khỉ giúp sức vượt biển, tấn côngđảo Lan-ka. Sau cùng, Ra-ma hạ thủ Ra-va-na trong giao tranh, giải cứu Xi-ta.Vợ chồng gặp lại nhau, nhưng nghi ngờ Xi-ta không còn trọn vẹn danh tiết saunhững ngày tháng trong tay quỷ, Ra-ma tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta thanh minhkhông được, đành bước lên giàn hoả thiêu. Chứng giám đức hạnh của Xi-ta, thầnLửa đã đem nàng trả lại cho Ra-ma. Anh hùng Ra-ma cùng người vợ thuỷ chungXi-ta quay trở về kinh đô, cai quản đất nước, khiến cho muôn dân được sốngtrong thái bình, thịnh trị.
Hơn hai ngàn năm qua, những nhân vậ lítưởng như Ra-ma, Xi-ta, Lắc-ma-na, Ha-nu-man,...luôn luôn sống động và nuôidưỡng tinh thần, đạo đức dân tộc Ấn Độ. Ra-ma-ya-na cũng được xưng tụng nhưkiệt tác thi ca đầu tiên của Ấn Độ, đặc biệt thành công trong miêu tả thiênnhiên tràn đầy sức sống và chan chứa tình người, thể hiện nội tâm nhân vật sâusắc và chân thực. Người Ấn Độ tin rằng: Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mònthì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi.
(VAN-MI-KI, Ra-ma-ya-na, theo bản dịchra văn xuôi của PHẠM THUỶ BA, NXB Văn học, Hà Nội, 1989)
(Nguồn: http://www.gioivan.net/Ra-ma-bu%E1%BB%99c-t%E1%BB%99i-tr%C3%ADch-s%E1%BB%AD-thi-Ra-ma-ya-na/tp-oMB-altWh6DEgeCvYuAeUg)
