Ôn tập bài Sóng của Xuân Quỳnh

Những bài viết hay nhất

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP: SÓNG – XUÂN QUỲNH

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Xuân Quỳnh

- Là nhà thơ có cuộc đời bất hạnh, Xuân Quỳnh luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình

và tình mẫu tử.

- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc

bình dị đời thường; cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình

yêu.

2. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

– Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác tại biển Diêm Điền năm 1967, in trong tập

“Hoa dọc chiến hào”.

3. Kết cấu hình tượng: Bao trùm toàn bài thơ là hai hình tượng Sóng và Em. Sóng và Em

có lúc sóng đôi có khi hòa làm một, Sóng là Em mà Em cũng là Sóng, cùng thể hiện vẻ đẹp

của nữ sĩ Xuân Quỳnh- người phụ nữ khi yêu.

4. Chủ đề:

Qua hình tượng sóng, XQ diễn tả cụ thể, sinh động khát vọng tình yêu với những cung

bậc tình cảm phong phú và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, hồn nhiên chân

thật, say đắm nồng nàn, đôn hậu, thủy chung.

5. Nội dung chi tiết của tác phẩm

5.1. Khổ thơ 1: là những cung bậc của sóng và cũng là những cung bậc trong tình yêu

của người phụ nữ:

– Hai câu thơ đầu với nghệ thuật đối: “Dữ dội – dịu êm”; “Ồn ào – lặng lẽ” đã làm

hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực. Những lúc biển động, bão tố

phong ba thì biển “dữ dội – ồn ào” còn những giây phút sóng gió đi qua biển lại hiền hòa trở

về “dịu êm – lặng lẽ”. “Sóng” cũng là ẩn dụ cho tâm trạng người con gái khi yêu. Tình yêu

của người phụ nữ cũng không chịu yên định mà đầy biến động, khao khát. Bởi có lúc họ yêu

rất dữ dội, yêu mãnh liệt hết mình với những nhớ nhung, đôi khi ghen tuông giận hờn vô cớ

nhưng cũng có lúc họ lại thu mình trở về với chất nữ tính đáng yêu, họ “lặng lẽ”, “dịu êm”

ngắm soi mình và lặng im chiêm nghiệm.

– Hai câu tiếp theo tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để nói đến hành trình đi tìm

tình yêu của sóng: Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể

+ Ba hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” như là những chi tiết bổ sung cho nhau: sông và bể làm

nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mông vô tận.

Sóng không cam chịu một cuộc sống đời sông chật hẹp, tù túng nên nó làm cuộc hành trình

ra biển khơi bao la để thỏa sức vẫy vùng. Hành trình tìm ra tận bể chất chứa sức sống tiềm

tàng, bền bỉ để vươn tới giá trị tuyệt đích của chính mình.

+ Tình yêu của người phụ nữ cũng vậy, họ cũng không thể đứng yên trong một tình yêu nhỏ

hẹp mà phải vươn lên tình yêu cao cả, rộng lớn, bao dung. Đây là một quan niệm tình yêu

tiến bộ và mới mẻ của người phụ nữ thời đại.

(Nguồn: http://c3nguyendu.edu.vn/upload/50843/fck/files/S%C3%93NG%20-%20XU%C3%82N%20QU%E1%BB%B2NH.pdf)


Những bài viết hay nhất 2

Ôn luyện môn Văn: Chuyên đề "Sóng"

08/04/2009 | 11:25



Ôn luyện môn Văn: Chuyên đề "Sóng"

TPO - Chuyên đề giúp học sinh tiếp cận và phân tích một trong những bài thơ tình đặc sắc nhất của thơ ca Việt Nam nói chung và của nữ sĩ Xuân Quỳnh nói riêng. 

Ôn luyện môn Văn: Chuyên đề "Sóng" ảnh 1

Nhà thơ Xuân Quỳnh (bên phải) - tác giả của "Sóng".

Sóng và em có mối quan hệ như thế nào? Tâm hồn người phụ nữ đang yêu có những đặc điểm gì? Phải chăng thiên tính nữ là năng lượng bí ẩn tạo nên sức hấp dẫn cho toàn bộ thi phẩm?...


KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Vài nét về tác giả, tác phẩm


 a. Tác giả


+ Xuất thân: gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội.


+ Con người:


- Thông minh, chân thành, nhân hậu.


- Nghị lực vượt lên những bất hạnh của tuổi thơ, những trắc trở của duyên phận và cuộc sống để yêu thương.


+ Phong cách nghệ thuật:


- Nhà thơ của hạnh phúc đời thường: tiếng thơ khao khát tình yêu, chi chút hạnh phúc đời thường bình dị.


- Cái tôi độc đáo: giàu vẻ đẹp nữ tính, thành thật, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ., cùng những dự cảm bất trắc.


 b. Tác phẩm


+ Xuất xứ: 1967, nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Điêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.


+ Vị trí văn học sử: bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh, góp phần tạo nên vị trí “nữ hoàng thơ tình Việt Nam”.


+ Cảm nhận chung:


- Nhan đề: Sóng


• Hình tượng trung tâm của tác phẩm: sóng > nói về sóng, nói bằng sóng.


• Trong mối quan hệ với em: vừa song hành vừa chuyển hoá. Sóng chính là em, em chính là tình yêu: sóng = em = tình yêu. Sự sống của em và sóng chỉ thật sự cất nhịp khi tình yêu bắt đầu, còn em, còn sóng là còn yêu và ngược lại ( Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi).


• Hành trình của sóng và em: “Sóng không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể.”


- Vẻ đẹp của hình tượng: vừa truyền thống vừa hiện đại (Sóng gợi nhắc hình ảnh thuyền và bến - biểu trưng cho tình yêu trong ca dao nhưng ở bài thơ, người phụ nữ không bị động mà chủ động tự bạch, tự nhận thức để khao khát dâng hiến)


- Thể thơ: tự do 5 chữ > phù hợp với việc diễn tả cảm xúc như những con sóng miên man vô hồi vô hạn, lúc trầm tư dịu dàng lúc dạt dào dữ dội.


2. Phân tích văn bản


a.  4 khổ đầu: Băn khoăn và khát vọng


+ Khổ 1:


Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể


 - Sóng được đặc tả ở hai đối cực: “dữ dội” >< “dịu êm”, “ồn ào”><”lặng lẽ” > những trạng thái có thật của sóng ngoài tự nhiên.


- Tương quan sông - bể: tính chất mâu thuẫn


• Sông: không gian nhỏ, hẹp, hữu hạn,nông cạn


• Bể: không gian lớn, rộng, khoáng đạt, sâu sắc


> Băn khoăn và tìm cách giải đáp: không hiểu nổi mình, tìm ra tận bể > mượn một qui luật tự nhiên để biểu trưng cho những băn khoăn trong lòng mình. Nước sông tự bao đời vẫn đổ ra biển lớn. Sóng chủ động từ bỏ không gian nông cạn chật chội về với không gian rộng lớn vô hạn> khát khao vượt giới hạn nhỏ bé, vươn tới không gian rộng lớn hơn để lí giải chính mình của con người.


- Đặt trong tính sóng đôi của hình tượng sóng và em: trạng thái của sóng gắn với khí chất của người phụ nữ > luôn luôn hài hòa những đối cực (vừa khao khát mãnh liệt vừa trầm tư dịu dàng, vừa sôi nổi rộn rã vừa lặng lẽ âm thầm, thoắt ồn ào vui tươi thoáng đã chìm lắng sâu sa…), khát vọng giải mã chính mình của sóng cũng là khát vọng thành thực, khơi tìm bản chất tâm hồn mình của người con gái.


+ Khổ 2


Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ


- Thời gian: “ngày xưa” và “ngày sau” > tình yêu chạy theo chiều thời gian thăm thẳm vẫn mãi mãi tươi mới, mãi không hết “bồi hồi”


- Khám phá mới về sóng: tượng trưng cho sự bất diệt của tuổi trẻ và khát vọng tình yêu.


- Mượn qui luật tự nhiên để diễn tả một triết lí dung dị nhưng thấm thía về tình yêu và tuổi trẻ: còn tuổi trẻ là còn khát vọng, mà khát vọng yêu thương mãi còn tức là con người mãi trẻ trung. (so sánh với triết lí của Xuân Diệu: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/ Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại)

(Nguồn: https://tienphong.vn/on-luyen-mon-van-chuyen-de-song-post157542.tpo)


Những bài viết hay nhất 3

Từ trước đến nay, tình yêu luôn là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Xuân Diệu đã từng viết:


“Làm sao sống được mà không yêu


Không nhớ không thương một kẻ nào”


(Bài thơ tuổi nhỏ – Xuân Diệu)


Đó cũng là lý do tình yêu được đưa rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng bất tận với nhiều thi nhân. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn từng viết về tình yêu nhưng có lẽ sâu sắc nhất phải kể đến 2 cây bút thơ tình xuất sắc của nền văn học Việt Nam, đó là Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Nếu như Xuân Diệu từng làm mưa làm gió khiến người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với “Biển” thì Xuân Quỳnh – một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình cảm người con gái qua hình ảnh “Sóng”. Khi nhắc đến tên tuổi của Xuân Quỳnh, từ trong tiềm thức của mỗi người yêu văn chương đều biết tiếng thơ chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và tha thiết khát vọng hạnh phúc đời thường. Một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của Xuân Quỳnh phải kể đến tập.................” với linh hồn là bài thơ “Sóng” được tác giả viết nhân một chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền năm 1967.

(Nguồn: https://quizizz.com/admin/quiz/6099eaa32da7dc001b9c5627/on-tp-bai-th-song-xuan-qunh)


Phân tích sóng xuân quỳnh

(Nguồn: https://hoctot.net.vn/phan-tich-bai-tho-song-xuan-quynh)