Ôn tập bài Người lái đò sông Đà

Những bài viết hay nhất

Ôn tập kiến thức văn bản: Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

26/10/2020 Duong Le Luyện Thi tốt nghiệp 12 4



 

on-tap-nguoi-lai-do-song-da-nguyen-tuan

Ôn tập kiến thức văn bản: “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân)


Nội dung:

I. Tùy bút Sông Đà:

3. Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân.

II. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà”.

2. Giá trị:

III. Phân tích văn bản:

1. Hình tượng Sông Đà:

2. Hình tượng người lái đò:

3. Thạch trận Sông Đà (thiên nhiên) và Ông đò (con người)

I. Tùy bút Sông Đà:

1. Hoàn cảnh sáng tác:


+ Ra đời năm 1960, tái bản năm 1978. Cấu trúc: 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo.


2. Giá trị nội dung:



 

+ Phát hiện kì thú về tài nguyên, phong cảnh miền Tây.


+ Khám phá đầy trân trọng về vẻ đẹp – chất “vàng mười” của tâm hồn con người Tây Bắc: ngược về quá khứ miêu tả chiến sĩ cách mạng nhà tù Sơn La, những cán bộ cách mạng hoạt động cách mạng thời giặc tạm chiếm, những bộ đội, dân công trong chiến dịch Điện Biên…, trở lại hiện tại để tìm những lớp người mở đường kiến thiết Tây Bắc…


3. Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân.

+ Vị trí văn học sử: đỉnh cao sáng tác Nguyễn Tuân sau cách mạng.


II. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà”.

1. Xuất xứ:



 

Rút từ tập “Sông Đà”.  Nhan đề “Người lái đò Sông Đà” có tác dụng làm nổi rõ hình tượng trung tâm của tùy bút là người lái đò.


2. Giá trị:

– Giá trị thông tin, tư liệu: công trình khảo cứu về Sông Đà ⇒ cung cấp những hiểu biết chân xác, lí thú về Sông Đà .


• Lịch sử Sông Đà.

• Địa thế đặc biệt của Sông Đà và phong cách vượt thác của người lái đò.

• Lịch sử đấu tranh của nhân dân Tây Bắc.

• Sự chuẩn bị của nhà nước để chinh phục Sông Đà.


III. Phân tích văn bản:

1. Hình tượng Sông Đà:

+ Lời đề từ: “Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu” – Nguyễn Quang Bích: 



 

+ Nét riêng của Sông Đà: thế chảy độc đáo, nghịch ngược, không giống ai của Sông Đà → Nguyễn Tuân tìm thấy sự đồng cảm với cái “ngông” của thiên nhiên.


– Thơ của nhà thơ Ba Lan: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”: cảm thán về vẻ đẹp nên thơ, thi vị của các dòng sông →  hé mở vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà.


– Sông Đà được miêu tả như một sinh thể sống động, có diện mạo, tính cách, nội tâm, hoạt động như con người ⇒ hiện lên như một nhân vật văn học với 2 tính cách nổi bật: vừa hung bạo, dữ dội, hùng vĩ vừa trữ tình, dịu dàng, nên thơ.


* Tính cách hung bạo, vẻ đẹp dữ dội, hùng vĩ:


– Khúc thượng nguồn: lắm thác, nhiều ghềnh, độ dốc lớn, nước chảy xiết.


– Vách đá: “dựng vách thành”, được đặc tả bằng một loạt các liên tưởng, so sánh cụ thể, độc đáo:


• Mặt sông chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời

• Chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu.

• Có quãng con nai con hổ đã có lân nọt từ bờ này sang bờ kia.

• Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh…


⇒ Hẹp, sâu, dốc thẳng đứng, tạo cảm giác rợn lạnh.


– Âm thanh tiếng nước:


• Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt.

• Thở và kêu như cửa cống cái bị sặc

• Nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.

• Rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa như nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng →  gợi không khí của một trận cuồng lửa, hủy diệt, dùng lửa để tả nước – hai yếu tố vồn tương khắc, giờ lại hòa hợp để tương sinh một so sánh độc đáo, gợi cảm ⇒ nhấn mạnh đặc tính hủy diệt ghê gớm của Sông Đà.


⇒ Câu văn có kết cấu trùng điệp, liên hoàn, nhịp ngắn tạo giọng văn dồn dập, gấp gáp, căng thẳng, từ ngữ cực tả trạng thái dữ dội ⇒ ấn tượng hãi hùng, rùng rợn và sức tàn phá khủng khiếp.


– Những cái hút nước:


• Giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.

• Mặt giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh.

• Cốc pha lê nước khổng lồ.

• Từ đáy hút nước nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải.


* Nhận xét: Đặc tả hút nước Sông Đà: sâu, sáng, xanh trong thăm thẳm. Kết hợp thủ pháp của văn học và thủ pháp của điện ảnh →  truyền đến độc giả cảm giác chân thực, sống động như tận mắt chứng kiến →  Sông Đà không chỉ hung bạo mà còn nên thơ một cách hùng vĩ.


– Thạch trận:


Thạch trận không chỉ có vẻ hung hãn, dữ dằn của vách đá, hút nước mà còn bộc lộ bản chất nham hiểm, xảo quyệt:


+ Mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, “nhăn nhúm”, méo mó

+ Đứng, ngồi, nằm, nghiêng với những nhiệm vụ riêng → bày sẵn thạch trận thành 3 tuyến.

+ Bày 3 trùng vi nhằm tước đoạt và hủy diệt đến cùng sự sống của con người: giở mọi thủ đoạn, miêu ma chước quỷ để dẫn dụ, phục kích → “binh pháp” sâu hiểm của “thần sông thần đá”.

+ Chọn khúc ngoặt – khi tầm nhìn bị hạn chế để đánh phục kích.

+ Dụ người vào sâu thế trận, đánh quật vu hồi → cô lập hóa, chặn mọi đường sinh.

+ Khi giáp lá cà: giở mọi ngón đòn hiểm ác: nước thác reo hò làm thanh viện…→ uy hiếp tinh thần đối phương.


* Nhận xét: Ngôn từ phong phú, sử dụng thuật ngữ, hệ từ vựng của nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác nhau (quân sự, võ thuật, thể thao…). Diễn tả tính chất cuộc đấu tranh giữa con người – tự nhiên: quyết liệt, căng thẳng, một mất một còn. Bản chất Sông Đà: vừa “khắc nghiệt như gì ghẻ, chúa đất”, vừa hùng vĩ dữ dội. Ấn tượng về con sông: Mang diện mạo một kẻ thù. Thách thức đối với con người, gợi ham muốn chinh phục, khám phá, chế ngự.


* Tiểu kết:


Thần thoại “Sơn Tinh, Thủy Tinh”: lý giải cái hung bạo, khắc nghiệt của Sông Đà bằng tư duy thần thoại cổ xơ “năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Nguyễn Tuân lại dựng lên vẻ đẹp dữ dội, hung bạo, hùng vĩ của Sông Đà bằng những trang văn cụ thể, chân xác, giàu liên tưởng.


* Vẻ đẹp nên thơ và trữ tình:


Tập trung ở khúc hạ lưu → dòng chảy êm, phẳng, rộng →  nét tính cách tương phản với sự hung bạo được miêu tả cụ thể, chân thực bằng rất nhiều hình ảnh gợi cảm.


– Điểm nhìn động: theo mùa; trên cao, xa; ngồi thuyền đi trên mặt sông:


Trên cao, xa:

Dây thừng ngoằn nghèo.

Tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân → vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng, e ấp như mang cả hương thơm quyến rũ của núi rừng (áng tóc thơm hương hoa ban hoa gạo).

Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô.

Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.

– Khả năng quan sát tinh tế, ngôn ngữ cá thể hóa cao độ nhờ những so sánh độc đáo, chân xác:


Cảm nhận con sông Đà gợi cảm trên tư cách một “cố nhân”

Màu nắng tháng ba Đường thi → liên tưởng độc đáo → nắng sông Đà như ngậm thơ, ngậm họa.

Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng

Ngồi trên thuyền: “như một tình nhân chưa quen biết”

Dùng động để tả tĩnh ( hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt, thuyền trôi, tiếng còi sương…) →  đặc tả cái thanh tịnh tuyệt cùng của bờ bãi sông Đà.

Hình ảnh: đẹp, trong trẻo, thanh khiết, liên tưởng giàu chất thơ

– Lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi ra những nõn búp, con nai thơ ngộ, áng cỏ sương →  tinh khôi, đọng hương sữa ngào ngạt, non tơ.


– Tiếng còi sương → âm thanh trong tâm tưởng, dội về từ quá khứ → chi tiết độc đáo, diễn tả sâu sắc cái yên lặng khôn cùng của bờ sông, tĩnh đến mức người và vật giao cảm để lặng tìm âm thanh tự tâm hồn, tự thời gian thăm thẳm.


– Bờ sông: hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa →  không xác định, không cụ thể nhưng giàu sức gợi, gợi về quá khứ, gợi trăm năm cổ tích, khơi lại những trầm tích tâm hồn người Việt trong những trang viết cổ sơ > lấy những giá trị văn hóa truyền thống để so sánh > vĩnh viễn hóa bờ bãi sông Đà.


* Tiểu kết:


+ Ngòi bút tài hoa và biến hóa của Nguyễn Tuân đã thổi linh hồn cho Sông Đà, để vật thể vô tri hiện lên với những tính cách đối nghịch mà thống nhất.

+ Sông Đà hiện lên với 2 vẻ đẹp: vừa dữ dội, hung bạo, hung vĩ vừa dịu dàng, nên thơ, trữ tình →  nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật.

+ Nét tài hoa, uyên bác trong nhìn nhận, khám phá, miêu tả thiên nhiên


2. Hình tượng người lái đò:

– Ông lái đò được khắc họa trong tương quan với hình ảnh Sông Đà hung bạo, hùng vĩ. Dụng ý nghệ thuật: phẩm chất dũng cảm, gan dạ, kiên cường chỉ bộc lộ rõ nhất khi nhân vật đương dầu với khó khăn, thử thách. Giả sử đặt ông lái trong khung cảnh thi vị trữ tình của Sông Đà thì nhân vật sẽ trở thành một nghệ sĩ đa tình, lẫn vào thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân trước cách mạng →  Ông lái đó trở thành người anh hùng – nghệ sĩ trong thiên sử thi leo ghềnh vượt thác.


– Tài năng: Nắm chắc qui luật của thần sông thần đá. Thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở.


⇒ Hé mở vấn đề mang ý vị triết học sâu sa: trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù bốn chân, con người am hiểu và làm chủ qui luật là con người tự do, dẫu đó là qui luật đầy khắc nghiệt, chỉ cần một chút lơi tay, do dự và mất bình tĩnh là có thể trả giá bằng cái chết.


– Giao tranh với thạch trận: Bút pháp tương phản dựng lên cuộc tranh chấp quyết liệt, gay gắt, căng thẳng trên thạch trận Sông Đà.

(Nguồn: https://theki.vn/on-tap-nguoi-lai-do-song-da-nguyen-tuan/)


Những bài viết hay nhất 2

Người lái đò sông Đà Kiến thức trọng tâm và những dạng đề thường gặp

Tác phẩm Người lái đò sông Đà là một tác phẩm thuộc chương trình Ngữ Văn 12, có thể xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia năm nay. Chúng ta cùng ôn lại những kiến thức cơ bản và luyện tập một số dạng đề thường gặp trong các đề thi.

Người lái đò sông Đà - Kiến thức trọng tâm và những dạng đề thường gặp

I. Giới thiệu tác giả và tác phẩm

Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân sáng tác nhiều thể loại song đặc biệt thành công ở thể tùy bút. Tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân về thể loại này là tùy bút “Người lái đò Sông Đà”.


II. Khái quát về tác phẩm

“Người lái đò Sông Đà” được Nguyễn Tuân sáng tác sau những chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn. Bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà” xuất bản năm 1960. Nội dung bài tùy bút là miêu tả con Sông Đà và hình ảnh người lái đò vượt thác.


III. Nội dung đoạn trích

1. Hình tượng con sông Đà


Con sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân hiện lên như một “nhân vật” có hai tính cách trái ngược: hùng vĩ, hung bạo và trữ tình, thơ mộng.


a. Con sông Đà hùng vĩ, hung bạo:


- Địa hình hiểm trở: Sông Đà hiện lên dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân thật dữ tợn với những hút nướcsâu thăm thẳm, những quãng sông đầy ghềnh thác, những vách đá dựng thành vách.


- Tính cách hung bạo, hiểm ác của con sông Đà được miêu tả tập trung ở khúc thác dữ , nghệ thuật nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách đặc sắc để miêu tả nước  và đá ở khúc thác.


- Âm thanh dữ dội, cuồng nộ:


Tiếng nước  “ réo”, “tiếng nước thác nghe như là oán trách… van xin … khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo… nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng…”

Nước như một đội quân hùng mạnh, dữ tợn: “mặt nước hò la vang dậy... có lúc chúng đội cả thuyền lên”.

- Đá ở khúc thác dữ cũng được miêu tả một cách sinh động


Đá mai phục từ  ngàn năm để nhổm cả dậy vồ lấy thuyền.

Mỗi hòn đá đều có tư thế riêng: đứng, ngồi, nằm…nhưng tất cả đều ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó.

Đá bày thạch trận trên sông với hàng tiền vệ, boong-ke chìm, pháo đài nổi, mỗi hòn đá như   tướng dữ quân tợn  chỉ chờ  ăn chết cái thuyền .

Đá như một đội quân hiểm ác, nhiều mưu mô, xảo quyệt  đánh khuýp quật vu hồi, dụ cái thuyền của đối phương, hất hàm hỏi cái thuyền…

b. Con sông Đà trữ tình, thơ mộng. 


- Hình dáng “ Sông Đà uôn dài…nương xuân” : Từ trên cao nhìn xuống, sông Đà đẹp, thơ mộng, mềm mại, uyển chuyển như mái tóc của một người thiếu nữ  Câu văn giàu nhạc điệu kết hợp nghệ thuật so sánh độc đáo gợi liên tưởng Sông Đà như hình ảnh của người thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm, trẻ trung, duyên dáng.


- Màu sắc:


Màu nước sông Đà chuyển đổi theo tiết mùa, mùa xuân dòng xanh  ngọc bích, mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa

Nước của dòng sông thay đổi theo mùa, theo phong cảnh hai bên bờ. Sự thay đổi sắc màu của dòng nước tạo cho Sông Đà vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo.

- Bờ sông Đà hiền hòa, hoang sơ, tĩnh lặng


Chuồn chuồn , bướm bướm bay lượn…, cỏ gianh còn đẫm sương đêm, ngô non vừa mới nhú, đàn hươu…

So sánh độc đáo, sáng tạo: Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

- Sông Đà gợi trong lòng người nhiều cảm xúc


Bâng khuâng, xao xuyến như gặp lại cố nhân.

Như đắm mình vào không khí thơ mộng, cổ kính của Đường thi.

Cảm nhận niềm vui tron vẹn như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm…

Cảm xúc tình tứ, tha thiết của một người tình nhân chưa quen biết.

c. Nghệ thuật xây dựng hình tượng:


- Tác giả đã miêu tả Sông Đà bằng những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị. Từ ngữ trong bài tùy bút thật phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.


- Câu văn của tác giả rất đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình. Con Sông Đà vô tri, dưới ngòi bút của nhà văn đã trở thành một sinh thể có tâm hồn, tâm trạng.



 

- Hình tượng Sông Đà được tác giả khắc họa độc đáo, nổi bật với hai đặc điểm: vừa hung vĩ, hung bạo, vừa thơ mộng, trữ tình. Qua hình tượng con Sông Đà, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, thể hiện tình cảm tha thiết của mình với đất nước. Hình tượng con Sông Đà trong bài tùy bút gợi lên ở người đọc suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ môi trường cho những dòng sông, bởi đó là quà tặng vô giá của thiên nhiên giành cho con người.


2. Hình tượng người lái đò


a. Tác giả giới thiệu chung về người lái đò


- Hình ảnh người lái đò trên Sông Đà:


- Ngoại hình: Ông lái đò có một ngoại hình đặc biệt. Dấu ấn nghề nghiệp in đậm trên cơ thể, giọng nói, “nhỡn giới” của ông.


- Nguồn gốc, lai lịch:


Ông lái đò Lai Châu, quê ở ngã tư sông sát tỉnh.

Ông là người từng trải trong nghề chở đò dọc suốt sông Đà đã mười năm liền.

- Sự hiểu biết về sông Đà:


Ông nắm chắc từng luồng lạch, từng ngọn thác… và đặc biệt ông nắm rất vững quy luật của “thần sông, thần đá” trên con sông nổi tiếng vùng Tây Bắc.

Ông am hiểu sông Đà tường tận:  Trí nhớ ông được rèn luyện …….những đoạn xuống dòng.

==> Ông lái đò là người rất gắn bó với nghề nghiệp, từng trải trong nghề chèo đò.


- Cuộc sống của người lái đò là “cuộc chiến đấu” hằng ngày với thiên nhiên Tây Bắc, có nhiều lúc trông nó ra thành diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một của con người. Trong cuộc mưa sinh đày gian khổ ấy, phẩm chất của người lái đò được bộc lộ một cách rõ nét, thể hiện qua “cuộc chiến đấu gian lao” trên chiến trường Sông Đà, trên một quãng thủy chiến ở mặt trận Sông Đà.



 

b. Người lái đò trí dũng, tài ba, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm


- Phẩm chất của người lái đò được thể hiện qua cuộc vượt tác sông Đà. Thác Sông Đà bày ra “thạch trận” với ba vòng vây để tiêu diệt con thuyền. Nhưng người lái đò dũng cảm, bình tĩnh, hiên ngang vượt qua từng vòng vây của thác.


- Ở vòng vây thứ nhất: Thác Sông Đà mở ra “năm của trận”, có bốn “cửa tử”, một “cửa sinh”. Cửa sinh nằm “lập lờ ở phía tả ngạn”. Khi con thuyền xuất hiện, phối hợp với đá, nước thác reo hò làm “thanh viện” cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Không một chút nao núng, ông đò hai tay giữ mái chèo để khỏi bị hất lên khi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Nhìn thấy con thuyền và người lái đò, mặt nước “hò la vang dậy”, ùa vào mà “bẻ gãy cán chèo”, võ khí của người lái đò. Sóng nước thì như thể quân liều mạng, vào sát nách mà “đá trái mà thúc gối” vào bụng và hông thuyền, có lúc chúng “đội cả thuyền lên”. Ông đò đã bị thương, nhưng ông “cố nén vết thương”, hai chân vẫn “kẹp chặt lấy cuống lái”. Cuộc chiến đã đến hồi quyết liệt, sóng nước “đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm” vào chỗ hiểm. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy “ngắn gọn tỉnh táo” của người cầm lái. Và ông lái đò đã phá xong cái “trùng vi thạch trận” vòng thứ nhất của thác Sông Đà.



 

- Ở vòng thứ hai, thác Sông Đà lại “tăng thêm nhiều cửa tử” để đánh lừa con thuyền. Vẫn chỉ có một cửa sinh. Nếu ở vòng thứ nhất, cửa sinh nằm “lập lờ phía tả ngạn”, thì ở vòng thứ hai này, cửa sinh lại “bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn”. Đó chính là khó khăn, thách thức đối với người lái đò. Cuộc chiến của ông lái đò ở vòng thứ hai đã bắt đầu. Nắm chặt cái bờm sóng đúng luồng, ông đò ghì cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà “phóng nhanh vào cửa sinh” rồi “lái miết một đường chéo” về phía cửa đá ấy. Thấy con thuyền tiến vào, bốn năm bọn thủy quân bên bờ trái liền “xô ra” định níu con thuyền “lôi vào tập đoàn cửa tử” mà tiêu diệt. Nhưng ông lái đò vẫn “nhớ mặt” bọn này, đứa thì ông tránh mà “rảo bơi chèo lên”, đứa thì ông “đè sấn lên mà chặt đôi ra” để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền, chỉ còn vẳng tiếng reo hò của của sóng thác luồng sinh. 


- Ở vòng vây thứ ba này, thác Sông Đà ít cửa hơn nhưng bên phải bên trái đều là “luồng chết” cả. Cái “luồng sống” ở chặng thứ ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ. Ông lái đò đã hiểu điều đó. Ông cứ “phóng thẳng thuyền” chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền của ông đò “vút qua” cổng đá cánh mở cánh khép với ba tầng cửa: cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng. Con thuyền của ông đò “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái lượn được”. Vượt qua vòng vây thứ ba cũng là vượt qua hết thác Sông Đà. Ông lái đò như một người chỉ huy lão luyện, đầy bản lĩnh và kinh nghiệm. Ông là một nghệ sĩ tài hoa với nghề vượt thác leo ghềnh.


c. Nghệ thuật xây dựng hình tượng


– Khắc họa hình tượng người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Miêu tả ông lái đò vượt thác, tác giả đã sử dụng tri thức của nhiều lĩnh vực như thể thao, quân sự, võ thuật…, với những câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, hối hả, gân guốc; với từ ngữ sống động, giàu hình ảnh, mới lạ, độc đáo.

(Nguồn: https://tech12h.com/bai-hoc/nguoi-lai-do-song-da-kien-thuc-trong-tam-va-nhung-dang-de-thuong-gap.html)


Những bài viết hay nhất 3

Tổng hợp kiến thức cơ bản và những Đề thi về Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Tháng Tư 16, 2016 adminTài liệu Khối 121 bình luậnở Tổng hợp kiến thức cơ bản và những Đề thi về Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Mục lục [Ẩn]


Kiến thức cơ bản và những Đề thi về Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phần 1 : Những đề thi về  Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Một số đề bài tham khảo về  Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phần 2 : tổng hợp kiến thức cơ bản về Người lái đò sông Đà

Kiến thức cơ bản và những Đề thi về Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phần 1 : Những đề thi về  Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Về tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân các em ôn tập theo định hướng sau nhé :

Ví dụ như thi vào Người lái đò sông Đà thì có những dạng đề nào ?


 


Dạng 1 : Nghị luận ý kiến bàn về văn học. Có những nội dung chính cần ôn tập như :  nhân vật  ông lái đò,vẻ đẹp sông Đà, hoặc ý kiến bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này.

Dạng 2 : Dạng đề so sánh

Ví dụ : So sánh Huấn Cao ( Chữ người tử tù ) và ông lái đò

Ví dụ khác :So sánh hai đoạn văn miêu tả sông Đà và Sông Hương ( Ai đã đặt tên cho dòng sông– Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Dang 3 : Cảm nhận về đoạn trích văn xuôi

Ví dụ : Đề bài trích dẫn đoạn văn miêu tả dòng sông, hoặc đoạn miêu tả cuộc chiến của ông lái đò với dòng sông, và yêu cầu học sinh nêu cảm nhận.

Một số đoạn trọng tâm :

-Cảm nhận đoạn văn: “Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá…gậy đánh phèn”

-Cảm nhận đoạn văn : “Thạch trận dàn bày vừa xong…Thế là hết thác”. (Đoạn này chủ yếu phân tích cảnh vượt thác của người lái đò.


-Cảm nhận đoạn: “Con sông Đà tuôn dài…nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. (Chủ yếu là vẻ đẹp trữ tình)

Dạng 4 : Cảm nhận về hình tượng Sông Đà, hình tượng ông lái đò.


 


Với tác phẩm này, các em chú ý phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân , đây cũng là nội dung cơ bản thường xuất hiện trong đề thi


Một số đề bài tham khảo về  Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Đề 1 : Về nhân vật ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”.

Từ cảm nhận về nhân vật ông lái đò, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên ?

Các em đáp án ở đây :


Hình tượng người lái đò sông Đà -Nguyễn Tuân


Đề 2 :So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù) để thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945


Đáp án :


So sánh Huấn Cao và Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)


Đề 3 :Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động.



 

Anh (chị) hãy làm rõ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

Đáp án :thứ vàng mười trong nhân vật người lái đò sông Đà(Nguyễn Tuân )


Đề 4 :Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước.


Đáp án : So Sánh sông Đà và Sông Hương


Đề 5 : Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng sông Đà trong đoạn trích . Từ đó, anh (chị) hãy đánh giá sự độc đáo trong quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân được thể hiện qua hình tượng trên.

(Nguồn: https://hocnguvan.net/tong-hop-nhung-de-thi-ve-nguoi-lai-do-song-da-cua-nguyen-tuan)


cảm nhận về hình tượng người lái đò sông đà

(Nguồn: https://hoctot.net.vn/phan-tich-bai-nguoi-lai-do-song-da)