Ôn tập bài Dọn về làng
Những bài viết hay nhất
Soạn bài Dọn về làng - Nông Quốc Chấn phổ thông nhất
Câu 1
Câu 1 (trang 141 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp được diễn tả như thế nào?
Trả lời
Cuộc sống gian khổ của người dân Cao- Bắc- Lạng:
- "Mấy năm": Ngụ ý thời gian kéo dài
- Đến nỗi quên tết... quên rằm ...
- Chạy hết núi khe, cay đắng ...
- Lán sụp; nát cửa; vắt bám
- Chi tiết "Mẹ địu em chạy; con sau lưng tay dắt bà; vai đầy tay nải.." => Cuộc sống gian khổ, ảnh hưởng đến người già trẻ nhỏ.
Tội ác của giặc:
- Giặc đã giết người cha thân yêu của các con, chồng của vợ
- Cuộc sống người dân khổ cực, gia đình ly tán.
Câu 2
Câu 2 (trang 141 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng qua đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm?
Trả lời
Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui ở đoạn đầu:
- Mở đầu bài thơ là các câu thơ tràn đầy niềm vui khi quê hương hoàn toàn giải phóng.
- Tcas giả sử dụng những động từ diễn tả cảm xúc vui mừng với tần suất cao.
- Tác giả sử dụng các hình ảnh, cách so sánh, cách diễn đạt... mang đậm chất miền núi
Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui ở đoạn cuối:
- Giọng điệu thơ tươi vui, cảm xúc sung sướng khi làng quê trở về cuộc sống thanh bình.
- Khung cảnh dọn về làng được miêu tả vui vẻ khôn xiết.
Câu 3
Câu 3 (trang 141 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Màu sắc dân tộc thể hiện như thế nào qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả?
Trả lời
Màu sắc dân tộc được thể hiện qua:
- Cách sử dụng những hình ảnh vừa giản dị vừa gần gũi và lỗi diễn đạt tự nhiên.
- Hình ảnh so sánh "Người đông như kiến",..
- Từ ngữ gần gũi: "hàng đàn"; "quên tết tháng giêng", "quên rằm tháng bảy"; xưng hô "mày", "tao"
- Cách diễn tả nỗi đau, niềm vui tự do, độc lập của tác giả thật gần gũi, giản dị, thân thuộc, hồn nhiên.
Bố cục
Trả lời
Bố cục (2 phần)
- Phần 1:Từ đầu đến"Băm xương thịt mày, tao mới hả!" =>Diễn tả nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc Pháp.
- Phần 2: Còn lại => Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng.
Nội dung chính
Trả lời
Lời giải chi tiết
"Dọn về làng" là tác phẩm miêu tả chân thực nỗi khốn khổ của người dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp bằng những từ ngữ, hình ảnh giản dị, cũng như là niềm hân hoan vui sướng khi đất nước giải phóng. Ngoài ra còn tố cáo tội ác, sự tàn bạo dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.
CÁC BÀI LIÊN QUAN
Đò Lèn - Nguyễn Duy
Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp
Sóng - Xuân Quỳnh
Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo
Soạn bài Dọn về làng - Nông Quốc Chấn ngắn nhất
Câu 1
Câu 1 (trang 141 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp được diễn tả như thế nào?
Trả lời
Cuộc sống gian khổ của người dân Cao- Bắc- Lạng
- Cuộc sống gian khổ kéo dài
- Đến nỗi quên tết.. quên rằm..
- Mẹ địu con chạy, sau lưng tay dắt theo bà,..
Tội ác của giặc Pháp:
- Lán đốt trơ trụi, súng nổ, Tây lùng.
- Vơ vét áo quần
- Cha bị giặc bắt, bị đánh chết.
=> Tội ác kể không hết, không thể nào chấp nhận được
(Nguồn: https://sytu.vn/soan-van/don-ve-lang---nong-quoc-chan-psv561.html)
Những bài viết hay nhất 2
Soạn bài đọc thêm: Dọn Về Làng trang 139 Văn 12 – Văn lớp 12...
Dọn về làng – Nông Quốc Chấn – Soạn bài đọc thêm: Dọn Về Làng trang 139 SGK Ngữ Văn 12. Cuộc sống gian khổ của người dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp được thể hiện qua cách kể chuyện chân thật của người miền núi những câu thơ
1. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp.
Cuộc sống gian khổ của người dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp được thể hiện qua cách kể chuyện chân thật của người miền núi những câu thơ:
Mấy năm quên tết tháng Giêng, quên rằm tháng bảy
Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi
Đó là cuộc sống không ổn định, nơm nớp lo âu, thiếu thốn trăm bề, thiếu vắng niềm tin:
Từng cái lán nó đốt đi trơ trụi
Nó vơ hết áo quần trong túi
Nghệ thuật tái hiện những chi tiết cũng có nét độc đáo, gây xúc động:
Cha ngã xuống nằm yên trên mặt đất
Cha ơi! Cha không biết nói rồi
Tác giả đưa ra những cảnh tượng thật là thê thảm, xót xa đau đớn đến bầm gan tím ruột:
Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng
Con cởi áo liêm thân cho bố
Mẹ con ẵm cha đi nằm ở chân rừng
Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt…
Quảng cáo
Hiệu quả nghệ thuật của việc xây dựng cảnh tượng thê thảm như trên là gây nên những ấn tượng mạnh vì nó tác động vào người đọc bằng những hình ảnh cụ thể: “Cha ngã xuống”, “phủ mặt cho chồng”, “máu đầy tay”…
– Thái độ của tác giả khi kể tội ác của giặc Pháp: xót xa, đau đớn, căm thù đến tột độ và muốn hành động trả thù: “Mày sẽ chết, thằng giặc Pháp hung tàn băm xương thịt mày mới hả”.
2. Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm?
– Năm trong kết cấu trình tự: hiện tại – quá khứ – hiện tại, hai đoạn thơ thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng là hai đoạn đứng ở thời điểm hiện tại. Mở đầu là những câu thơ tràn đầy niềm vui chiến thắng khi quê hương hoàn toàn giải phóng. Kết thúc là bức tranh đẹp của ngày dọn về làng.
– Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui là các hình ảnh, cách so sánh, cách diễn đạt… mang đậm chất miền núi: hồn hậu, chân thực, chất phác, tự nhiên.
– Giọng điệu thơ tươi vui, sung sướng (đối lập với uất hận, căm thù, buồn tủi ở đoạn giữa).
– Hình ảnh thơ tươi sáng, rộn ràng.
3. Màu sắc dân tộc thể hiện như thế nào qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả?
Bài thơ thể hiện rất rõ bản sắc dân tộc miền núi trong cách xây dựng hình ảnh Đó là những hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, lôi diễn đạt tự nhiên, giàu hình ảíih, không cầu kì, hoa mĩ, trau chuốt. Dù miêu tả trực tiếp hay gián tiếp đều thể hiện cách cảm. cách Iighĩ của đồng bào các dân tộc thiểu số.
– Người đông như kiến, súng đầy như củi
– Súng nổ ngay đi cùng một loạt
– Cha ngã xuống nằm lăn trên đất
Cha ơi! Cha không biết nói rồi
(Nguồn: https://baitapsgk.com/lop-12/ngu-van-lop-12/soan-bai-doc-them-don-ve-lang-trang-139-sgk-ngu-van-12-ngu-van-lop-12.html)
Những bài viết hay nhất 3
Soạn văn lớp 12 bài Dọn về làng
Dưới đây là Soạn văn bài Dọn về làng bản rút gọn, kích vào đây nếu bạn muốn tham khảo Soạn văn bài Dọn về làng bản đầy đủ.
I. Tác giả & tác phẩm
1. Tác giả
Nông Quốc Chân (1923 – 2002), tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh, dân tộc Tày, quê ở xã Châu Khê (nay là xã Cốc Đán), huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn.
Đóng góp nổi bật của ông trong lĩnh vực sáng tác là thơ. Thơ Nông Quốc Chấn mang cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi: giản dị, tự nhiên và giàu hình ảnh.
2. Tác phẩm
Dọn về làng (1950) là bài thơ viết về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều đau thương mà anh dũng. Bài thơ được trao giải Nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Béc – lin, sau đó được dịch đăng lên tạp chí Châu Âu.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác của giặc Pháp đã được diễn tả:
* Nỗi thống khổ của nhân dân được diễn đạt rất cụ thể bằng những từ ngữ, hình ảnh gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân tộc miền núi.
Mấy năm…: thời gian kéo dài.
Quên tết… quên rằm…
Chạy hết núi khe, cay đắng…
Lán sụp, núi khe, vắt bám
Mẹ địu em chạy, con sau lưng tay dắt bà, vai đầy tay nải,…
→ Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, cơ cực.
* Tội ác của giặc
– Nó đốt từng cái lán, vơ hết quần áo trong túi.
– Giặc giết người cha thân yêu → tái hiện những chi tiết xúc động: “cha ngã xuống… cha không biết nói rồi”.
– Hình ảnh người mẹ đau khổ, xót xa:
“Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng
Con cởi áo liệm thân cho bố”
→ Bản cáo trạng tố cáo thực dân xâm lược. Qua đó bộc lộ tinh thần chịu đựng và tình cảm yêu nước của nhân dân.
Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng được thể hiện:
* Qua phần đầu bài thơ: được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ:
+ Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng
+ Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn.
+ Chiếm lại các đồn.
+ Sửa nhà phát cỏ… trồng lúa, ngô, khoai.
→ Niềm vui sướng khi trở lại cuộc sống tự do, làm ăn bình thường.
* Phần cuối bài thơ
– Hình ảnh, từ ngữ kết hợp việc sử dụng các động từ:
+ Cười vang
+ Xuống làng
+ Người nói cỏ lay
+ Ô tô kêu vang đường cái
+ Ríu rít tiếng cười con trẻ…
(Nguồn: https://halong2014.com/soan-van-bai-don-ve-lang/)

(Nguồn: https://hoctot.net.vn/don-ve-lang-nong-quoc-chan)